Trang

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – chất làm dày
*********
Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – chất làm dày hiện nay còn khó khăn với những đơn vị chưa nắm rõ, hôm nay hãy đi vào tìm hiểu về vấn đề này thông qua những thông tin sau
Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – chất làm dày:
Chất làm dày là phụ gia thực phẩm được sử dụng để làm tăng độ nhớt của thực phẩm.
Việc Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – chất làm dày là việc làm mang tính chất bắt buộc với Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất làm dày làm phụ gia thực phẩm nhằm quản lý về chất lượng, vệ sinh an toàn của sản phẩm.
Về  Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất làm dày được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn QCVN 4 – 21: 2011/BYT như sau:
  • Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với acid alginic
  • Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali alginat
  • Phụ lục 3 : Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với amoni alginat
  • Phụ lục 4: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci alginat
  • Phụ lục 5: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với propylen glycol alginat
  • Phụ lục 6: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với agar
  • Phụ lục 7: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với carrageenan và muối Na, K, NH4 của nó
  • Phụ lục 8: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm đậu Carob
  • Phụ lục 9: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm guar
  • Phụ lục 10: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm tragacanth
  • Phụ lục 11: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm arabic
  • Phụ lục 12: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm xanthan
  • Phụ lục 13: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm karaya
  • Phụ lục 14: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm tara
  • Phụ lục 15: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm gellan
  • Phụ lục 16: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với pectin
  • Phụ lục 17: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với methyl celulose
  • Phụ lục 18: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với methyl ethyl celulose
  • Phụ lục 19: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với natri carboxymethyl celulose QCVN 4 – 21: 2011/BYT
  • Phụ lục 20: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gelatin thực phẩm
Thủ tục, hồ sơ bạn xem chi tiết tại bài Bộ hồ sơ công bố hợp quy thực phẩm, sau đó tiến hành lấy mẫu thử nghiệm theo hướng dẫn  tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN,  trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN
Đơn vị bạn đang tìm hiểu về Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – chất làm dày  thì những thông tin trên có thể giúp ích phần nào, ngoài ra trong chuyên mục Công bố chất lượng, chứng nhận hợp quy thực phẩm của chúng tôi còn có những thông tin bổ ích khác các bạn có thể tham khảo thêm
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin Quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.

Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com
Công bố hợp quy các sản phẩm sữa dạng bột
------------------------
Công bố hợp quy các sản phẩm sữa dạng bột là điều bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh mặt hàng này nhằm đảm bảo đúng quy định ban hành và đảm bảo an toàn cho chất lượng sản phẩm lẫn sức khỏe người tiêu dùng.
Công bố hợp quy các sản phẩm sữa dạng bột
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa dạng bột, bao gồm sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng.

Các sản phẩm sữa dạng bột được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.
Các sản phẩm sữa dạng bột, bao gồm sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật. Các sản phẩm sữa dạng bột được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại QCVN 5-2/2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng. Nhiều chất hiện diện trong tự nhiên, chẳng hạn như đất sét, đá, cát, và gỗ, thậm chí cành cây và lá, đã được sử dụng để xây dựng các tòa nhà. Ngoài các vật liệu tự nhiên, nhiều sản phẩm nhân tạo được sử dụng, một số tổng hợp ít hoặc nhiều. Và với vật liệu xây dựng thì nhu cầu tiêu dùng rất cao và không thể nào thiếu trong đời sống của chúng ta cho nên vấn đề chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng để đảm bảo an toàn cho chất lượng sản phẩm và cả sức khỏe người tiêu dùng là cần thiết và bắt buộc.
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì ?
Theo thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16/11/2010 thì việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm. Với QCVN 16:2014/ BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế  QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/08/2011 của Bộ xây dựng.
Trên đây là những thông tin sơ qua giúp các bạn biết về vấn đề chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng. Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin các bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com
117 vụ vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ bị xử lý
Trong 255 doanh nghiệp sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón được lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra trong đợt kiểm tra thứ nhất có 117 vụ vi phạm .
Đợt kiểm tra thứ nhất của Kế hoạch triển khai cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017 được diễn ra  từ ngày 15 tháng 03 năm 2017 đến ngày 15 tháng 4 năm 2017.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm niêm yết gia, sản xuất phân bón khi chưa có cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép và không thực hiện công bố hợp quy trong sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng, để phân bón tiếp xúc với nền nhà mặt đất tại địa điểm kinh doanh.
Cụ thể, trong ngày 15/3/2017, Cục Quản lý thị trường trực tiếp cùng Chi cục Quản lý thị trường TP HCM, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tổ chức kiểm tra 06 doanh nghiệp sản xuất phân bón trên địa bàn: Chi nhánh Công ty cổ phần cây trồng Bình Chánh; Công ty TNHH Thiện Nhân; Công ty TNHH hỗ trợ phát triển nông nghiệp Thăng Long; Cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón thuộc Công ty hóa sinh và phát triển công nghệ mới Vihitesco; Công ty TNHH ÀM Thiên Bình.
Đoàn kiểm tra đã lấy 07 mẫu phân bón giám định chất lượng và đang chờ kết quả giám định để xử lý
Theo báo cáo nhanh của các Chi cục, đến nay, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 255 doanh nghiệp sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón, xử lý 117 vụ vi phạm. Xử phạt hành chính gần 850 triệu đồng. Tịch thu 7.250kg, 920 bao, 720 chai, 153 gói phân bón các loại.
Hiện đang chờ kết quả giám định chất lượng mẫu phân bón để tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý nhiều vụ việc khác.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com
AN TOÀN THỰC PHẨM NÊN QUẢN LÝ TỪ ĐẦU RA

Cơ quan quản lý sẽ khó làm xuể nếu tập trung kiểm soát thực phẩm lưu hành trên thị trường, nhất là với những người bán hàng rong, kinh doanh nhỏ lẻ. Giải pháp hiệu quả nhất là kiểm soát chặt chẽ từ đầu ra, dựa vào cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng các vùng sản xuất lớn, giúp quản lý an toàn thực phẩm thuận lợi hơn.
Phạt hàng rong là bất khả thi
Những gánh hàng rong, điểm kinh doanh thức ăn nhỏ lẻ chỉ đáp ứng một phần nhu cầu ăn uống của người dân. Nhưng khu vực này lại có tính nhạy cảm cao, khi phục vụ nhu cầu ăn uống cho đối tượng yếu thế trong xã hội (học sinh, sinh viên, người làm nghề tự do, thu nhập thấp…).
Vì lẽ này, các tỉnh, thành phố đều chú ý triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm với thức ăn đường phố. Song dường như chưa bao giờ xã hội hết lo, thậm chí nay phát hiện sản phẩm này có chất độc, thì mai lại có sản phẩm khác gây nguy hại không kém đến sức khỏe học sinh, sinh viên, người lao động.
Các gánh hàng rong, điểm phục vụ thức ăn nhỏ lẻ có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao không phải do người kinh doanh thiếu kiến thức. Họ hầu hết đều tham gia ký cam kết với chính quyền địa phương về việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm.
Vì lợi nhuận và với tâm lý “được chăng, hay chớ”, nên không có sự kiểm tra của cơ quan chức năng, các điểm kinh doanh này đều sẵn sàng bỏ qua các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng không ít lần thấy cảnh người bán quên bỏ găng tay dùng khi thái thịt sống ra, để bốc thức ăn chín. Một phần nguyên nhân là do không có áp lực buộc họ phải chấp hành quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.
Vì sao đã triển khai nhiều biện pháp quản lý hàng rong, điểm kinh doanh nhỏ lẻ, mà nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn cao? Theo đại diện Sở Y tế và Sở Công thương tỉnh Bình Dương, một gánh hàng rau lấy hàng từ 20 cơ sở khác nhau, nên rất khó truy đến cùng nơi vi phạm, để xử phạt đúng người, đúng tội.
Trong khi đó, kết quả test nhanh chưa được các bộ, ngành công nhận, nên chưa thể trở thành căn cứ quy kết trách nhiệm của đơn vị sản xuất, bán hàng vi phạm. Việc thực hiện ký cam kết giữa những đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ với chính quyền địa phương chưa tạo ra trách nhiệm pháp lý, thiếu tính ràng buộc.
Từ thực tế địa phương, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu cho rằng, không dễ thực hiện việc quản lý an toàn thực phẩm với thức ăn đường phố. Nguyên nhân chính do người kinh doanh không có địa chỉ thường trú cố định, nên khó quản lý, hướng dẫn, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, cũng như xử lý vi phạm hành chính.
Thậm chí, Nghị định số 178 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm đưa ra mức phạt từ 30 – 50 triệu đồng với hành vi bán ra thị trường thực phẩm có chứa chất độc hại hay nhiễm chất độc hại là không khả thi khi áp dụng cho đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, bán hàng rong.
Kiểm soát chặt từ khâu đầu tiên
Đến nay, trên cơ sở thực hiện quy định của Luật An toàn thực phẩm, hệ thống cơ quan, con người quản lý an toàn thực phẩm đã được tổ chức, kiện toàn trong 3 cấp tỉnh, huyện và xã, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Theo phản ánh của nhiều địa phương, số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ quá lớn nên không thể kiểm tra hết được, dù biết những nơi này không đầu tư nhiều, hay sử dụng phương pháp “phi truyền thống” (sử dụng hóa chất ngoài danh mục), có thể ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, việc thiếu cán bộ làm công tác thanh tra – kiểm tra là tình trạng phổ biến ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo báo cáo của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, do thiếu cán bộ nên mới kiểm tra, giám sát được xấp xỉ 50% tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Tình trạng nhân lực như vậy nên chắc chắn cơ quan chức năng sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu chạy theo nơi kinh doanh thực phẩm, nhất là các gánh hàng rong. Do đó, PGS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, bên cạnh tăng cường thanh tra, kiểm tra cần chú ý kiểm soát khâu đầu vào.
Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, chỉ tập trung kiểm soát ở khâu canh tác, chăn nuôi. An toàn thực phẩm cũng được kiểm soát trong suốt quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản, phân phối tiếp theo. “Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chứ không phải trách nhiệm của người tiêu dùng. Nếu vẫn coi đây là một nhiệm vụ của cả người tiêu dùng sẽ không thể thực hiện thành công việc ngăn chặn thực phẩm bẩn” – PGS. Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.
Đành rằng quản lý an toàn thực phẩm phải theo chuỗi, từ sản xuất, chế biến đến phân phối hàng hóa, song gốc của thực phẩm vẫn phải từ mảnh ruộng, chuồng nuôi. Vì thế, để bảo đảm quyền được ăn sạch, uống sạch của người dân, thì trước mắt có lẽ cần tập trung chấn chỉnh từ khâu sản xuất thực phẩm.
Nhưng nếu vẫn duy trì sản xuất nhỏ lẻ sẽ khó có thể kiểm soát an toàn thực phẩm, mà nông dân cũng không có đủ kỹ năng và tiềm lực tài chính để thực hiện sản xuất lớn. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được bởi cộng đồng doanh nghiệp, vì có đủ khả năng quản trị, tài chính để triển khai sản xuất lớn. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước là đưa ra và thực hiện chính xác các giải pháp để thu hút cộng đồng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

QUY CHUẨN THỨC ĂN THỦY SẢN

Để sản xuất thức ăn thủy sản, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các điều kiện sản xuất, những quy chuẩn về thức ăn thủy sản theo đúng pháp luật hiện hành.
Cơ sở sản xuất
Để có thể sản xuất được sản phẩm thức ăn thủy sản đảm bảo chất lượng, cơ sở sản xuất phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định theo một số quy định tại Luật Thủy sản, Nghị định 59/2005/NĐ-CP, Nghị định 08/2010/NĐ-CP, Nghị định 14/2009/NĐ-CP, thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT, Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN01-77:2011/NNNPTNT cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như:
Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn nuôi thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.



Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y thủy sản, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành như tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Để đảm bảo tiêu chuẩn này, trong khuôn viên nhà máy tuyệt đối không được nuôi động vật. Thiết kế nhà máy phải phù hợp với yêu cầu quy trình công nghệ sản xuất một chiều, tránh nhiễm chéo. Từng khu vực phải có đủ diện tích phù hợp với yêu cầu sản xuất, dễ thực hiện thao tác kỹ thuật, thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.
Nhà máy sản xuất phải được xây dựng ở cách xa khu dân cư và cần có hệ thống xử lý và kiểm soát chất thải ra ngoài môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí theo đúng quy định.
Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành chế biến thực phẩm, hóa thực phẩm hoặc nuôi trồng thủy sản
Trong quá trình sản xuất chỉ được sử dụng các loại thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được cho phép theo quy định của pháp luật.
Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình sản xuất
Chỉ được sử dụng các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại quá ngưỡng quy định. Không có các chất cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Trước khi sản xuất phải xây dựng công thức phối chế thức ăn cho từng loại sản phẩm; phải kiểm tra, kiểm soát hệ thống cân nạp thường xuyên để đảm bảo độ chính xác khối lượng nguyên liệu trước khi đi vào phối trộn.
Việc sản xuất phải tuân theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tránh gây nhiễm chéo. Ngoài ra, máy móc thiết bị phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và cần có sổ ghi chép toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất.
-------------------------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương


YÊU CẦU SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI

       Thức ăn thủy sản thành phẩm phải được công bố tiêu chuẩn cơ sở hoặc được công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật hiện hành. Sản phẩm trước khi xuất xưởng phải kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa ra thị trường khi đạt chất lượng. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi hàng hóa phải có nhãn. Nội dung và quy cách bao bì, đóng gói, nhãn mác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.           Trường hợp hàng hóa sản xuất theo hợp đồng hoặc hàng rời thì phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất xưởng kèm theo các thông tin về sản phẩm, ngày sản xuất và hạn sử dụng.


Sản phẩm thức ăn thủy sản phải đáp ứng yêu cầu về hệ thống kiểm soát chất lượng do cơ sơ sản xuất phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn ISO và HACCP.
      Người trực tiếp tham gia sản xuất phải có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, những người mắc bệnh truyền nhiễm tuyệt đối không được tham gia trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản. Trong quá trình sản xuất, người trực tiếp sản xuất phải được trang bị quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động; được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cùng đó, người làm việc trực tiếp tại cơ sở phải được được hướng dẫn kiến thức về lây nhiễm và các mối nguy có liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thức ăn thủy sản.
      >> Đối với thức ăn thủy sản, hiện nước ta đã có 4 tiêu chuẩn quốc gia: TCVN9964:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú;TCVN 10300:2014: Thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi; TCVN 10301:2014: Thức ăn hỗn hợp cho cá giò và cá vược; TCVN 10325:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng.
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903543099-Ms Phương