Trang

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

PHÁP LÝ THỰC HIỆN HỢP QUY SẢN PHẨM TIẾP XÚC THỰC PHẨM

Chứng nhận các thiết bị, sản phẩm tiếp xúc thực phẩm
Các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể dễ dàng bắt gặp ngay trong căn nhà bếp của mọi gia đình, từ cái chén, cho đến đôi đũa,…  Việc hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm là rất cần thiết bởi nếu những sản phẩm này không đạt chất lượng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng thông qua việc tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến, sử dụng. Ở bài viết này chúng ta điểm qua Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm sau.

Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm:
Để tiến hành hợp quy sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đơn vị bạn có thể tìm hiểu qua các văn bản sau:
  • Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12,
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT về Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  • Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30/8/2011 của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
  • Thông tư số 35/2015/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia VSAT đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • QCVN 12-4:2015/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

      Nếu bạn đang tham gia sản xuất, nhập khẩu kinh doanh những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, cần nên tìm hiểu kỹ về những văn bản làm Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm mà chúng tôi đã liệt kê trên để có thể thực hiện việc công bố chứng nhận hợp quy dễ dàng hơn, và tránh được trường hợp bị xử phạt làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
       Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét