Trang

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

LỢI ÍCH KHI CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM HỢP CHUẨN/ HỢP QUY
----------*****----------

Các lợi ích của nhà sản xuất:
  • Có cơ sở để đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm. Cung cấp thông tin, dữ liệu tin cậy để cải tiến chất lượng, tăng năng suất để nâng cao khả năng cạnh tranh.
  • Nhà sản xuất/doanh nghiệp được sử dụng dấu chất lượng (do tổ chức chứng nhận cấp) trực tiếp trên sản phẩm hay bao bì của sản phẩm, trên các tài liệu kỹ thuật hay các tài liệu có liên quan của sản phẩm nhằm mục đích quảng bá cho sản phẩm.
  • Được sử dụng giấy chứng nhận (do tổ chức chứng nhận cấp) khi tham gia thầu/đấu thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình, hệ thống của các lĩnh vực/ngành có liên quan.
  • Dấu chất lượng trên sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm đã được đánh giá/xác nhận bởi tổ chức chứng nhận bên thứ ba (ví dụ: Vietcert ), giúp sản phẩm dễ dàng đượcngười tiêu dùng chọn lựa và tín nhiệm.
  • Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường.
  • Giúp nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm.
  • Giúp giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
  • Giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu pháp lý và có thuận lợi khi vào thị trường các nước thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương với các nước mà Việt Nam tham gia.

Các lợi ích của cơ quan quản lý:
  • Quản lý được chất lượng, tính năng an toàn để từng bước nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hóa.
  • Có nền tảng và thông tin để xây dựng cơ chế và chính sách điều tiết thị trường phù hợp.
  • Không mất thời gian và chi phí đánh giá năng lực các nhà sản xuất, nhà cung cấp
  • Các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng
  • Dễ nhận biết để sử dụng sản phẩm có chất lượng và an toàn.
  • Có cơ hội so sánh, lựa chọn nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu có uy tín qua việc tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với các thông tin công khai minh bạch về sản phẩm.
  • Giảm thiểu nguy cơ sử dụng sản phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản; đến cộng đồng hiện tại và tương lai.

  Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NẰM TRONG KẾ HOẠCH KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN NĂM 2017
-------O---0---O-------

         Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa phê duyệt Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 của Cục Quản lý thị trường.
          Cụ thể, theo Quyết định số 4825/QĐ-BCT ngày 09/12/2016, kế hoạch kiểm tra thường xuyên sẽ tập trung vào các đối tượng và nội dung sau:
  • Một là, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón vô cơ: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; Kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ; Việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định và các quy định khác của pháp luật trong kinh doanh phân bón vô cơ.
  • Hai là, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu: Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh; Kiểm tra Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối; kiểm tra hợp đồng đại lý, hóa đơn chứng từ hàng hóa; Kiểm tra việc thực hiện quy định về kinh doanh xăng dầu và các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  • Ba là, thương nhân kinh doanh khí đầu mối, trạm nạp, trạm cấp: Kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanh, việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện trạm nạp, điều kiện trạm cấp; hợp đồng mua bán hàng hoá, hoá đơn, chứng từ; việc thực hiện các quy định về hệ thống phân phối (đối với khí dầu mỏ hoá lỏng) và các quy định của pháp luật trong kinh doanh khí theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  • Bốn là, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh;Hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa; Các quy định về an toàn thực phẩm; nhãn hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Năm là, doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Sáu là, doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm.
  • Bảy là, doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng.

        Quyết định số 4825/QĐ-BCT của Bộ Công Thương cũng nêu rõ thời gian thực hiện chung đối với các nội dung của Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/10/2017.
         Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Quy trình chứng nhận ISO 14001
____________________________

       Chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm. Tổ chức áp dụng hệ thống ISO 14001 để kiểm soát các khía cạnh và tác động môi trường của các hoạt động sản xuất/ dịch vụ của tổ chức và cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu của tiêu chuẩn.
      Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tổ chức cần chứng tỏ tổ chức đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm.
Vậy Quy trình tư vấn, chứng nhận ISO 14001 diễn ra như nào ?
    1. Khởi động dự án ISO 14001
Chính thức tư vấn và doanh nghiệp chọn ngày khởi động dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp họp toàn thể cán bộ công nhân viên tuyên bố chương trình xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
    2. Bổ nhiểm EMR – Đại diện lãnh đạo môi trường, thành lập ban ISO, Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp
Doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Ban giám đốc giữ vai trò EMR, được uỷ quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp – chính ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …Ban ứng phó tình trạng khẩn cấp để ứng phó với tình trạng cháy, tràn hoá chất…
      3. Khảo sát chi tiết các hoạt động
Tư vấn sẽ khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001.
     4. Tiến hành đào tạo nhận thức & viết tài liệu
EMR, các thành viên ban ISO và các nhân viên khác sẽ được Tư vấn tiến hành đào tạo nhận thức môi trường, nhận thức ISO 14001 và phương pháp áp dụng ISO 14001 và một số nội dung phụ trợ khác.
     5. Đánh giá hiệu lực đào tạo
Sau khoá học, học viên sẽ được đánh giá xem mức độ tiếp thu, nếu chưa đạt yêu cầu, Tư vấn sẽ bổ sung những kiến thức bị hỏng của những học viên không đạt.
    6. Lập kế hoạch chi tiết
Tư vấn sẽ thống nhất với EMR và được sự phê duyệt của Lãnh đạo doanh nghiệp về kế hoạch chi tiết cho các hạng mục tư vấn.
    7. Soạn thảo hệ thống tài liệu
Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất.
    8. Đo đạc thông số môi trường
Thông qua việc xác định các yêu cầu luật pháp về môi trường doanh nghiệp phải tuân thủ, hoạt động đo đạc môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn..) sẽ được thực hiện để nắm rõ thực trạng hoạt động môi trường hiện tại của doanh nghiệp.
    9. Điều chỉnh hạ tầng, thiết lập công nghệ xử lý (nếu có)
Sau khi có kết quả đo môi trường, tư vấn và doanh nghiệp sẽ xác định điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc xác định các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
   10. Xem xét hệ thống tài liệu
Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được bên Tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết.
    11. Áp dụng
Sau khi tài liệu được ký duyệt, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết. Có thể có những khóa đào tạo vận hành ở giai đoạn này.
   12. Đào tạo đánh giá nội bộ
Các thành viên trong Ban ISO sẽ được đào tạo các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011.
     13. Đánh giá nội bộ lần 1
Tư vấn sẽ thực hiện đánh giá lần 1 để rà soát việc áp dụng và làm cơ sở thực tế cho những học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ.
     14. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
    15. Đánh giá lần 2
Các thành viên trong ban ISO doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ.
    16. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục.
    17. Xem xét của lãnh đạo
Theo yêu cầu ISO 14001, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống.
    18. Đăng ký chứng nhận
Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, Tư vấn và Doanh nghiệp sẽ thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận.
     19. Đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch.
     20. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001.
     21. Nhận giấy chứng nhận ISO 14001
Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001 cho Doanh nghiệp.
      Tổ chức VIETCERT tự hào trở thành đơn vị kiểm định và cấp chứng nhận ISO 14001 uy tín, chuyên nghiệp nhất mà bạn nên lựa chọn. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline 093.2211.786 để được tư vấn và triển khai dịch vụ.
       Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001?
*************
     Trong xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động sản xuất giảm các tác động tới môi trường đang được các doanh nghiệp hướng tới. Nếu doanh nghiệp có cách thức quản lý thích hợp các vấn đề về môi trường sẽ đạt được lợi ích kinh tế cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bằng chứng về trách nhiệm đối với môi trường của tổ chức, doanh nghiệp đang dần trở thành tiêu chí quan trọng để các nhà thầu đánh giá lựa chọn nhà cung ứng.
 ISO 14001:2004 là gì
      ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính …
 Dưới đây là khái quát về tiêu chuẩn ISO 14001:
  Thuộc tính ISO 14001
         Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất / dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình.
          Nội dung Tiêu chuẩn này là một tiêu chuẩn đánh giá có tính quy tắc được sử dụng để có được một sự cam kết này bao gồm: Ngăn ngừa ô nhiễm, phù hợp với pháp luật, và chỉ phục vụ mục đích hợp đồng , chứng nhận. Phạm vi Tổ chức áp dụng hệ thống ISO 14001 để kiểm soát các khía cạnh và tác động môi trường của các hoạt động sản xuất/ dịch vụ của tổ chức và cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu của tiêu chuẩn.
        Đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.
 Ví dụ, một khách hàng mà Vincert vừa tư vấn và cấp chứng nhận thành công Công ty TNHH Giang Sơn, với sản phầm sàn gỗ ngoài trời Yokawood. Đây là một loại sàn có nguồn gốc từ gỗ nhựa tổng hợp (WPC – Wood Plastic Composite) thân thiện với người tiêu dùng và môi trường. Sản phẩm của Yoka được làm từ bột gỗ và nhựa không độc, đặc biệt là có thể tái sản xuất được. Sàn gỗ Yoka được cấp chứng nhận ISO 14025.
  Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
 ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng. ISO 14004 – Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ ISO 14010 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung. ISO 14011 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Quy trình đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường. ISO 14012 – Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ của chuyên gia đánh giá Trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hóa thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14001.
 Lợi ích áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14001 (ISO 14001/Cor.1: 2009)
  •  Sự tin tưởng về trách nhiệm cộng đồng: Mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng về cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức, doanh nghiệp.
  •  Thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động môi trường: Thông qua việc xác lập các mục tiêu cụ thể trong chính sách môi trường và thường xuyên giám sát đo lường kết quả thực hiện để duy trì hệ thống.
  •  Tiết kiệm chi phí: Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng.
  •  Giảm thiểu rủi ro: Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ pháp lý phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm.
  •  Tương thích với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý: ISO 14001 được thiết kế để có thể hoàn toàn tương thích và tích hợp được với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như OHSAS – An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, chứng nhận ISO 9001 – Chất lượng và ISO 50001 – Năng lượng,…

       Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN ISO 14001
  --------------
 Những tổ chức, doanh nghiệp nào cần áp dụng ISO 14001?
     ISO 14001 là BẰNG CHỨNG về trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh nghiệp nhanh chóng trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá nhà cung ứng. Những khách hàng có ý thức về môi trường sẽ ưu tiên chọn những đối tác có cùng quan điểm và cần xây dựng ISO 14001.
Lợi ích THỰC TIỄN nhất của việc áp dụng ISO 14001
    Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng,
    Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường,
    Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh.
    Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào,
    Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,
    Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,
    Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường,
    Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
 Chi phí đăng ký chứng nhận ISO 14001 tại VIETCERT
     Tổ chức chứng nhận VIETCERT không cạnh tranh về giá. Chúng tôi đề cao giá trị gia tăng về kiến thức, kinh nghiệm, cũng như lợi ích vô hình về mặt kinh tế mà chúng tôi mang lại cho bạn trong quá trình đánh giá chứng nhận.
       Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh

Mobi.: 0905305979

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm
***********
1. Xu thế chứng nhận sản phẩm hiện nay:
   Chứng nhận sản phẩm là việc tiến hành đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm đối với các tiêu chuẩn và các tài liệu quy chuẩn liên quan đã quy định. Sau khi được chứng nhận các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ tạo được niềm tin và độ tin cậy cao cho khách hàng đối với sản phẩm của mình nếu việc chứng nhận sản phẩm được tiến hành thông qua một tổ chức chứng nhận độc lập.
Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex,…); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài như: BS (Anh), JIS (Nhật),Mỹ (ASTM),…
2. Lợi ích chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật:
   Được quyền sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy trong công bố phù hợp tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định của pháp luật Nhà nước (gọi tắt là công bố hợp chuẩn, hợp quy).
   Được quyền sử dụng dấu chứng nhận phù hợp (hợp chuẩn/ hợp quy) trực tiếp trên sản phẩm, gắn trên bao bì hoặc các tài liệu giới thiệu sản phẩm. Được quyền quảng cáo sản phẩm đã được chứng nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng.
   Được xem xét miễn giảm, giảm kiểm tra khi sản phẩm có giấy chứng nhận và dấu chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy tùy theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.
   Được quyền sử dụng Giấy chứng nhận hợp chuẩn làm bằng chứng tin cậy về năng lực trong hoạt động đấu thầu.
   Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng, tạo được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng.
   Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ Quốc gia, khu vực hay Quốc tế…
    Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh

Mobi.: 0905305979
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HACCP
------------------
       Hiện tại, các nhà lập pháp, nhà chức trách và các chuyên gia thực phẩm  đều có chung quan điểm rằng một hệ thống HACCP chính thức, cấu trúc rõ ràng là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong việc chế biến và xử lý thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm.  Đã có những tài liệu chứng minh rất rõ ràng rằng sự bùng phát của những căn bệnh do thức ăn gây ra không chỉ hủy hoại cuộc sống của con người  mà còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình  kinh doanh và kinh tế các nước. Mỗi năm có hàng trăm ngàn người trên thế giới bị ngộ độc thực phẩm và các công ty thực phẩm phải trả hàng triệu đô la tiền bồi thường, đồng thời hứng chịu những thiệt hại không thể đo đếm được về danh tiếng kinh doanh của mình. 
       Chứng nhận HACCP hệ thống được các tổ chức như Dịch vụ điều tra an toàn thực phẩm của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) và Ban quản lý thực phẩm, dược phẩm (FDA)  tuân thủ, là một hệ thống khoa học giúp kiểm soát quá trình để loại bỏ các mối nguy tại các khu vực trọng yếu trong quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm.

      HACCP góp phần ngăn ngừa thực phẩm nhiễm độc trong quá trình cung ứng thực phẩm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, có 7 nguyên tắc HACCP cần phải tuân thủ:
  •   Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị một danh sách các bước trong quá trình có thể có những mối nguy hiểm lớn và trình bày các phương pháp phòng ngừa.
  •   Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (viết tắt là CCPs)
  •   Thiết lập các giới hạn tới hạn cho CCPs
  •   Thiết lập các yêu cầu theo dõi. Thiết lập các quy trình để sử dụng các kết quả trong việc theo dõi nhằm điều chỉnh quá trình và duy trì kiểm soát.
  •   Thiết lập các hành động khắc phục. Các hành động được tiến hành khi theo dõi thấy có sự sai lệch so với giới hạn tới hạn đã được thiết lập.
  •   Thiết lập các quy trình kiểm tra. Thiết lập các quy trình lưu giữ hồ sơ hiệu quả giúp lập tài liêu về hệ thống HACCP.
  •   Thiết lập các quy trình lưu giữ hồ sơ trong quá trình kiểm tra.

         Những yêu cầu HACCP được Ủy ban Codex, Liên minh Châu Âu, Canada, Úc, NewZealand và Nhật Bản công nhận, sẽ áp dụng cho khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, hải sản, cửa hàng tạp phẩm, nhà hàng, và các khu chế biến và xử lý thực phẩm khác.
       Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh

Mobi.: 0905305979