Trang

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

PHÁP LÝ THỰC HIỆN HỢP QUY SẢN PHẨM TIẾP XÚC THỰC PHẨM

Chứng nhận các thiết bị, sản phẩm tiếp xúc thực phẩm
Các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể dễ dàng bắt gặp ngay trong căn nhà bếp của mọi gia đình, từ cái chén, cho đến đôi đũa,…  Việc hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm là rất cần thiết bởi nếu những sản phẩm này không đạt chất lượng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng thông qua việc tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến, sử dụng. Ở bài viết này chúng ta điểm qua Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm sau.

Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm:
Để tiến hành hợp quy sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, đơn vị bạn có thể tìm hiểu qua các văn bản sau:
  • Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12,
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT về Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  • Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30/8/2011 của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
  • Thông tư số 35/2015/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia VSAT đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • QCVN 12-4:2015/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

      Nếu bạn đang tham gia sản xuất, nhập khẩu kinh doanh những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, cần nên tìm hiểu kỹ về những văn bản làm Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm mà chúng tôi đã liệt kê trên để có thể thực hiện việc công bố chứng nhận hợp quy dễ dàng hơn, và tránh được trường hợp bị xử phạt làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
       Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

O-O-O-O-O-O-O-O-O-O-O-O

          Cũng như các lĩnh vực khác thì trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng cũng được ban hành các hành vi nghiêm cấm, không chỉ đáp ứng đúng các quy chuẩn như Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng và có dấu hợp quy hay làm đúng Những quy định thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng thì cần phải nắm được những thông tin này. Vậy sau đây Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert xin chia sẻ cho quý khách biết rõ hơn các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng:
  • Sản xuất và kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng giả
  • Giả mạo nhãn mác cũng như dấu hợp chuẩn hợp quy của sản phẩm
  • Cung cấp thông tin sai sự thật so với nội dung công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
  • Sử dụng các vật liệu xây dựng không có nguồn gốc xuất xứ cũng như không đảm bảo chất lượng sản phẩm
  • Không có giấy phép khai thác hợp pháp khi triển khai các hoạt động chế biến và khai thác các khoáng sản để làm vật liệu xây dựng
  • Sử dụng sợi amiăng nhóm amfibole để sản xuất vật liệu xây dựng cũng như sản xuất và cung cấp loại sợi này trái phép cho các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng
  • Lợi dụng hoạt động quản lý để cản trở hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng một cách bất hợp pháp

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979
KHÔNG CÓ DẤU HỢP QUY KHI LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG SẼ BỊ PHẠT 

-------------------------------------
       Quy định gắn dấu hợp quy CR đối với các mặt hàng điện, điện tử nói chung và bàn là nói riêng có hiệu lực từ tháng 9/2009.
       Với người dân có thể vì lơ là và không tìm hiểu nên “vô tình” bỏ qua chi tiết này khi mua hàng hóa. Trong khi, chính dấu hợp quy lại là công cụ nhận biết và bảo vệ quyền lợi của chính họ.
       Với doanh nghiệp là các nhà sản xuất, phân phối và bày bán, khi lưu thông các sản phẩm bàn là không có dấu hợp quy sẽ bị xử phạt hành vi vi phạm theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa


        Theo ông Nguyễn Quốc Thủy, Phó vụ trưởng, Vụ đánh giá Hợp chuẩn hợp quy – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết: Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật thì “Hợp chuẩn là tự nguyện (trừ trường hợp tiêu chuẩn đó được cơ quan quản lý có thẩm quyền quy định bắt buộc áp dụng trong một văn bản quy phạm pháp luật), hợp quy là bắt buộc.
       “Tại QCVN 4:2009/BKHCN đã quy định: Các thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy- CR theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) (điều 3.1). Do đó, các thiết bị điện, điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, khi lưu thông bắt buộc phải được gắn dấu hợp quy – CR, ông Thủy cho biết.
        Ông Thủy thêm thông tin, việc xử phạt hành vi vi phạm này được thực hiện theo quy định tại Nghị định 80/2013/NĐ-CP (Điều 19) tương ứng với hành vi vi phạm thực tế.
         Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NẰM TRONG KẾ HOẠCH KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN NĂM 2017
-------O---0---O-------

         Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa phê duyệt Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 của Cục Quản lý thị trường.
          Cụ thể, theo Quyết định số 4825/QĐ-BCT ngày 09/12/2016, kế hoạch kiểm tra thường xuyên sẽ tập trung vào các đối tượng và nội dung sau:
  • Một là, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón vô cơ: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; Kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ; Việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định và các quy định khác của pháp luật trong kinh doanh phân bón vô cơ.
  • Hai là, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu: Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh; Kiểm tra Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối; kiểm tra hợp đồng đại lý, hóa đơn chứng từ hàng hóa; Kiểm tra việc thực hiện quy định về kinh doanh xăng dầu và các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  • Ba là, thương nhân kinh doanh khí đầu mối, trạm nạp, trạm cấp: Kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanh, việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện trạm nạp, điều kiện trạm cấp; hợp đồng mua bán hàng hoá, hoá đơn, chứng từ; việc thực hiện các quy định về hệ thống phân phối (đối với khí dầu mỏ hoá lỏng) và các quy định của pháp luật trong kinh doanh khí theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  • Bốn là, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh;Hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa; Các quy định về an toàn thực phẩm; nhãn hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Năm là, doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Sáu là, doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm.
  • Bảy là, doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng.

        Quyết định số 4825/QĐ-BCT của Bộ Công Thương cũng nêu rõ thời gian thực hiện chung đối với các nội dung của Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/10/2017.
         Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

XỬ LÝ VI PHẠM VỀ CHỨNG NHẬN
 HỢP QUY
*******
        Các quy định xử lý hành vi vi phạm và xử phạt liên quan chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy được thực hiện theo theo quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
       Trong bài viết này, tôi chỉ xin được nêu các hành vi vi phạm và các quy định xử phạt chủ yếu được thể hiện tại Điều 19. Vi phạm quy định về hợp quy; Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và Điều 24. Hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành ngày 19/07/2013. Trong đó, cần lưu ý các điểm sau:
Các hành vi vi phạm
  • Trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
  • Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định;
  • Không thông báo bằng văn bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền các tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định;
  • Không thông báo trên các phương tiện thông tin về công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận;
  • Không cung cấp bản sao giấy chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy theo quy định cho tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa
  • Không thực hiện công bố hợp quy;
  • Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
  • Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định;
  • Không sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
  • Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
  • Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.

Trong lưu thông hàng hóa trên thị trường:
  • Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
  • Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
  • Giả mạo dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy hoặc chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy để ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;
  • Giả mạo kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm tra hoặc kết quả giám định hoặc kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Các hình thức xử phạt
       Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy từ 01 tháng đến 03 tháng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp từ 01 tháng đến 06 tháng.
  • Tịch thu để tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa;
  • Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp đang lưu thông trên thị trường hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tái chế hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc buộc tái xuất sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu;
  • Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế đối với hành vi vi phạm quy định;
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm./.
      Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979
NHỮNG THAY ĐỔI, BỔ SUNG TRONG QCVN 16:2014/BXD 
-------------------------------
       QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
       Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm sau:
  • Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng.
  • Nhóm sản phẩm kính xây dựng.
  • Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa.
  • Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ.
  • Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe.
  • Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát.
  • Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
  • Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa.
  • Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi.
  • Nhóm sản phẩm vật liệu xây.

    So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ sung một số nội dung chủ yếu sau:
  • Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
  • Mở rộng thêm 4 nhóm sản phẩm mới bao gồm nhóm sản phẩm sứ vệ sinh, nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa, nhóm cửa sổ, cửa đi, nhóm sản phẩm vật liệu xây.
  • Các nhóm sản phẩm đã quy định trong QCVN 16:2011/BXD cũng được bổ sung thêm sản phẩm mới, điều chỉnh chỉ tiêu chất lượng, cập nhật yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn mới, quy định về số lượng mẫu hoặc loại bỏ bớt sản phẩm bắt buộc chứng nhận hợp quy, cụ thể như sau:
  • Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng: loại bỏ nhóm xi măng nở và xi măng đóng rắn nhanh, điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm các sản phẩm xi măng còn lại.
  • Nhóm sản phẩm kính xây dựng: loại bỏ kính gương và bổ sung kính phủ bức xạ thấp; quy định quy cách mẫu cần phải nhập khẩu kèm theo lô hàng được chứng nhận hợp quy; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với kính màu hấp thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính lưới cốt thép.
  • Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa: nhóm phụ gia hoạt tính (tự nhiên và nhân tạo) và phụ gia đầy cho bê tông được thể hiện chung trong phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn – TCVN 8825:2011, bổ sung phụ gia tro bay hoạt tính cho bê tông, vữa xây và xi măng.
  • Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ: loại bỏ sản phẩm Amiăng crizôtin dùng cho sản xuất tấm sóng amiăng xi măng, Tấm lợp trên cơ sở chất kết dính polymer gia cường sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, ván gỗ dán và gỗ tự nhiên đã qua xử lý; bổ sung thêm sản phẩm ván sàn gỗ nhân tạo.
  • Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe: loại bỏ sản phẩm sơn nhũ tương bitum polymer, sơn bitum cao su; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính (bỏ chỉ tiêu độ bền kéo đứt và độ thấm nước thay bằng chỉ tiêu độ bền chọc thủng động), sản phẩm băng chặn nước gốc PVC (thay đổi chỉ tiêu độ bền hóa chất); bổ sung sản phẩm bột bả tường gốc ximăng poóc lăng, sơn epoxy, vật liệu chống thấm gốc xi măng – polymer.
  • Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát: quy định chi tiết hơn về số lượng mẫu lấy cho từng nhóm kích thước và chủng loại gạch ốp lát; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm cụ thể hơn cho từng chủng loại gạch ốp lát, điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm cho sản phẩm gạch terrazzo, đá ốp lát tự nhiên; bổ sung sản phẩm Gạch gốm ốp lát – Gạch ngoại thất Mosaic.
     Ngoài ra, lưu ý nhóm Thép làm cốt bê tông thuộc QCVN 07:2011/BKHCN và các loại thép dùng trong xây dựng, công nghiệp còn lại cần đáp ứng yêu cầu của Thông tư 44/2013/TT-BCT-BKHCN.
  Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979
LỢI ÍCH KHI CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM HỢP CHUẨN/ HỢP QUY
----------*****----------

Các lợi ích của nhà sản xuất:
  • Có cơ sở để đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm. Cung cấp thông tin, dữ liệu tin cậy để cải tiến chất lượng, tăng năng suất để nâng cao khả năng cạnh tranh.
  • Nhà sản xuất/doanh nghiệp được sử dụng dấu chất lượng (do tổ chức chứng nhận cấp) trực tiếp trên sản phẩm hay bao bì của sản phẩm, trên các tài liệu kỹ thuật hay các tài liệu có liên quan của sản phẩm nhằm mục đích quảng bá cho sản phẩm.
  • Được sử dụng giấy chứng nhận (do tổ chức chứng nhận cấp) khi tham gia thầu/đấu thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình, hệ thống của các lĩnh vực/ngành có liên quan.
  • Dấu chất lượng trên sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm đã được đánh giá/xác nhận bởi tổ chức chứng nhận bên thứ ba (ví dụ: Vietcert ), giúp sản phẩm dễ dàng đượcngười tiêu dùng chọn lựa và tín nhiệm.
  • Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường.
  • Giúp nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm.
  • Giúp giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
  • Giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu pháp lý và có thuận lợi khi vào thị trường các nước thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương với các nước mà Việt Nam tham gia.

Các lợi ích của cơ quan quản lý:
  • Quản lý được chất lượng, tính năng an toàn để từng bước nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hóa.
  • Có nền tảng và thông tin để xây dựng cơ chế và chính sách điều tiết thị trường phù hợp.
  • Không mất thời gian và chi phí đánh giá năng lực các nhà sản xuất, nhà cung cấp
  • Các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng
  • Dễ nhận biết để sử dụng sản phẩm có chất lượng và an toàn.
  • Có cơ hội so sánh, lựa chọn nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu có uy tín qua việc tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với các thông tin công khai minh bạch về sản phẩm.
  • Giảm thiểu nguy cơ sử dụng sản phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản; đến cộng đồng hiện tại và tương lai.

  Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905305979